Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Hướng Dẫn Tự Thi Công Sơn Epoxy Cho Nền Nhà Xưởng

1.  Chọn nhà cung cấp và sản phẩm sơn epoxy chất lượng dùng để thi công cho mình.

Trước hết cần khẳng định sản phẩm sơn epoxy chất lượng dùng để thi công quyết định rất lớn đến chất lượng của công trình sau này
Đứng trên cương vị chúng tôi đặt mình vào vị trí của bạn đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ đã thi công qua nhiều công trình và làm việc với nhiều hãng sơn. Lời khuyên tốt nhất cho bạn trong trường hợp này là hãy lựa chọn sản phẩm sơn của các hãng sơn sau đây: KCC, Noroo NanPao, Chokwang bởi: Thứ nhất đây là các hãng sơn chuyên sâu về dòng sản phẩm epoxy. Thứ hai  đây đều là các hãng sơn đến từ Hàn Quốc, liên doanh Hàn Quốc Đài Loan là các nước tiên tiến và đi đầu trong ngành sơn sàn epoxy. Thứ ba các hãng sơn này đã gia nhập thì trường nước ta từ lâu và đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng và uy tín trên thị trường.
Chọn hãng sơn uy tín và chất lượng để thi công sơn epoxy

2.  Quy trình hướng hướng dẫn tự thi công sơn epoxy.

Để tự thi công sơn epoxy cho nhà xưởng của mình trước hết bạn cần nắm rõ các bước trong quy trình thi côngsơn epoxy. Về cơ bản việc thi công sơn nền bê tông nhà xưởng bằng sơn phủ epoxy hai thành phần 3 lớp bao gồm 5 bước sau:
  Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt và mài tạo nhám cho sàn bê tông.
Tại sao phải vệ sinh và mài sàn tạo nhám? Bạn nên nhớ độ bám dính và liên kết của sơn với nền bê tông phụ thuộc rất nhiều vào độ sạch và độ nhám của sàn. Mài và vệ sinh bề mặt chính là giúp sơn bám dính và liên kết tốt với nền bê tông. Công đoạn này cần đến máy mài sàn và máy hút bụi công nghiệp.
 Bước 2: Xử lý bề mặt sàn loại bỏ khuyết tật.
Để bề mặt đạt tính thẩm mỹ cao trước khi thi công sơn sàn epoxy bạn cần xử lý loại bỏ toàn bộ các khuyết tật trên bề mặt sàn bê tông: Các vết nứt, lồi lõm cần được xử lý loại bỏ bằng keo epoxy hai thành phần.
  Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy hai thành phần.
Sơn lót epoxy là lớp sơn tạo liên kết trung gian cho sàn và lớp sơn phủ epoxy, ngoài ra sơn lót còn giúp tăng cứng bề mặt sàn và tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
     Bước 4: Lớp sơn phủ epoxy thứ nhất.
      Bước 5: Lớp sơn phủ epoxy thứ hai (lớp hoàn thiện bề mặt).
Với sản phẩm sơn phủ epoxy có hai phương pháp thi công là lăn bằng roller và dùng máy phun. 
Nếu bạn chưa nắm rõ các bước trong quy trình thi công chúng tôi mời bạn theo dõi video mô tả quy trình thi công sơn epoxy được thực hiện ngay tại công trình của chúng tôi dưới đây:


Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Cách Thi Công Sơn Epoxy Tự San Phẳng Cho Nền Nhà Xưởng

Sơn epoxy tự san phẳng với rất nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội đang được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực chất phủ sàn công nghiệp. Ngày nay với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất với nhà xưởng hiện đại, tiêu chuẩn cao đều sử dụng và thi công sơn sàn epoxy bởi sản phẩm này đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp sản xuất.
Nhà xưởng sau thi công sơn epoxy tự san phẳng

1. Lợi ích của việc thi công sơn epoxy tự san phẳng cho sàn nhà xưởng công nghiệp.

-          Bảo vệ nền bê tông, cho khả năng chống chịu lực cao, kháng mài mòn tốt. Đây là ưu điểm nổi trội nhất và cũng là sự khác biệt của sản phẩm epoxy so với các dòng sản phẩm sơn thông thường, sơn epoxy với hai thành phần sơn và chất đóng rắn giúp bảo vệ nền bê tông đồng thời cho phép các vật nặng như máy móc, xe nâng di chuyển trên sàn.
-         Kháng bụi bẩn, không thấm dầu và nước, bụi bẩn, lau chùi dễ dàng. Sơn nền nhà xưởng bằng sơn epoxy tạo môi trường làm việc sạch sẽ, chuyên nghiệp do sản phẩm này dễ dàng lau chùi các vết bẩn trên bề mặt và không phát sinh bụi.
-         Tạo tính thẩm mỹ cho nhà xưởng: Cho bề mặt liền mạch, sáng bóng bằng phẳng tuyệt đối, ngoài ra lớp sơn epoxy kẻ vạch còn giúp việc phân định các khu vực sản xuất, làm việc, đường đi, vị trí để đồ, đặt máy móc.... Một cách khoa học.
-        Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có tính kháng khuẩn, không nấm mốc rất phù hợp với các nhà máy thực phẩm, dược phẩm, phòng sạch, bệnh viện, kho chứa thực phẩm.....
-         Ngoài ra sản phẩm sơn epoxy còn có độ bền cao, phương pháp thi công sơn epoxy đơn giản, thời gian thi công ngắn nên khi thi công rất ít và gần như không ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
Sơn epoxy chống nấm mốc và kháng khuẩn

2. Quy trình và hướng dẫn cách thi công sơn epoxy tự san phẳng :

-          Bước 1: Mài tạo nhám cho sàn.
Sàn bê tông trước khi thi công sơn epoxy cần được mài tạo nhám tăng độ bám dính và loại bỏ dị vật trên bề mặt. Công đoạn này được thực hiện đầu tiên với máy mài sàn công nghiệp và máy hút bụi.
-         Bước 2: Xử lý khuyết tật trên sàn.
Tất cả các khuyết tật yêu cầu phải được xử lý loại bỏ trước khi thi công sơn nền nhà xưởng bằng keo epoxy hai thành phần.
-         Bước 3: Lớp sơn lót epoxy hai thành phần.
Trước khi thi công sơn lót yêu cầu bề mặt sàn phải sạch không cò bụi bẩn và khuyết tật, trộn đều hai thành phần A và B bằng máy khuấy trộn, tiến hành lăn bằng roller hoặc phun đều lên bề mặt sàn. Sơn lót giúp tăng cứng bề mặt và tạo một lớp sơn liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn epoxy tự san phẳng.
Hình ảnh thi công sơn epoxy tự san phẳng

-         Bước 4: Lớp sơn epoxy tự san phẳng hoàn thiện 2-3 mm.
Trộn đều 2 thành phần của sơn epoxy tự phẳng với nhau bằng máy khuấy trộn, đổ sơn ra sàn dùng cào gạt và cán đều sơn ra sàn với định lượng theo đúng tiêu chuẩn 1,3kg/m2/2mm rồi dùng lô gai lăn phá bọt khí còn trên bề mặt sơn. Lớp sơn sẽ tự đóng rắn và khô cứng bề mặt sau thời gian tiêu chuẩn 24 tiếng.
Mọi thông tin cần trao đổi, mời bạn liên hệ theo địa chỉ sau: 
CÔNG TY KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THIÊN SƠN
158/8 Bình Qưới – Phường 27 – Quận Bình Thạnh – Tp. Hồ Chí Minh
Liên hệ: Mr.Nguyện: 0906.309.569
Email : thiensonepoxy@gmail.com 

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Thi Công Sơn Sàn Epoxy Và Các Lưu Ý Khi Đổ Bê Tông Sàn

Thi công sơn sàn epoxy khác với các dòng sản phẩm sơn thông thường là nó được thi công trực tiếp trên nền, sàn bê tông của nhà xưởng sản xuất, nên để có một công trình thi công sơn nền nhà xưởng tốt nhất chúng ta cần có sự chuẩn bị ngay từ công đoạn ban đầu là khâu đổ bê tông cho nền nhà xưởng. Lời khuyên đầu tiên cũng là tốt nhất là bạn nên tìm hiểu và nắm rõ các bước trong quy trình đổ bê tông nền, sàn nhà xưởng, chọn mác bê tông phù hợp, bảo dưỡng nền sau đổ bê tông và thêm một số công đoạn riêng cho nhà xưởng cần thi công sơn epoxy sau này.
Đổ bê tông cho sàn thi công sơn epoxy

1. Đầu tiên là việc xử lý nền đất và lấy cốt sàn trước khi tiến hành đổ bê tông nền:

-         Nền đất trước khi đổ bê tông cần được san lấp, làm bằng phẳng và đầm chắc.
-         Việc lấy cốt sàn cần thực hiện theo phương pháp đo mực nước chuẩn.
-         Sàn cần có cốt thấp nhất là cốt 0 theo mức chuẩn tại từng địa phương.

2.  Nền bê tông xác định sẽ tiến hành thi công sơn sàn nhà xưởng phải được chống thấm ngược trước khi đổ bê tông.

Một điều đặc biệt muốn lưu ý với các bạn là sơn sàn epoxy không có khả năng chống chịu hơi ẩm đi từ dưới đi lên (không có khả năng chống thấm ngược) vì vậy lớp sơn có thể sẽ bị phá hủy sau khi thi công sơn sàn epoxy một thời gian ngắn nếu bạn bỏ qua công đoạn chống thấm ngược . Do đó công đoạn chống thấm cho sàn là việc bắt buộc cần thực hiện trước khi tiến hành đổ bê tông nền nhà xưởng. Ngoài ra công đoạn này còn giúp lớp bê tông giảm mất nước trong quá trình thủy hóa và giảm công bảo dưỡng bê tông.

3. Cách chống thấm cho nền bê tông sẽ thi công sơn sàn epoxy.

Việc chống thấm cho nền bê tông trước khi thi công sơn sàn epoxy có các phương pháp như sau:
-         Trải lớp vải địa kỹ thuật hoặc vải dệt PP kết hợp với phủ màng bitum nhũ tương.
-         Trải 2 lớp PE.
-         Trải màng bitum cuộn dán nóng hoặc nguội.
Trong 3 phương pháp trên, trải 2 lớp PE là phương pháp được thường xuyên sử dụng vì cách làm đơn giản, giá thành thấp, đem lại hiệu quả cao do PE không thấm nước, không phân hủy lại rất phổ biến.
Chống thấm PE cho sàn trước khi đổ bê tông

4. Công đoạn đổ nền bê tông nhà xưởng.

Việc đổ bê tông cơ bản diễn ra như bình thường, bạn chỉ cần lưu ý thêm các bước sau để có nền bê tông tốt nhất cho công đoạn thicông sơn sàn epoxy sau này:
-         Mác bê tông ít nhất phải từ 250 trở lên.
-         Nền nhà xưởng phải để các khe dãn nở bê tông.
-         Khi lớp bê tông bắt đầu thủy hóa đạt độ cứng xuyên kim 1mm dùng máy xoa nền xoa tạo phẳng cho toàn bộ bề mặt sàn bê tông.
-         Không tiến hành đánh tăng cứng bề mặt bê tông bởi việc này sẽ làm giảm độ liên kết và bám dính của lớp sơn epoxy với sàn bê tông.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Cách Thi Công Sơn Epoxy Cho Nền, Sàn Nhà Xưởng

Từ lâu việc thi công sơn epoxy cho nền, sàn nhà xưởng sản xuất luôn đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư, việc ứng dụng sản phẩm epoxy làm chất phủ sàn (coating) đã là công đoạn không thể thiếu của quá trình xây dựng nhà xưởng sản xuất hiện đại ngày nay.
 Vậy sơn epoxy có những phương pháp, cách thi công thi công nào, đặc biệt là các bước trong quy trình thi công sơn epoxy? Ứng dụng và ưu điểm của từng phương pháp ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có được lựa chọn đúng nhất cho doanh nghiệp mình.

Thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng sản xuất

1.  Các cách và phương pháp thi công sơn epoxy.

Sơn epoxy dùng cho sàn nhà xưởng cơ bản có hai dòng sản phẩm chính là sơn phủ epoxy (coating) và sơn epoxy tự san phẳng (lining). Cách thi công sơn epoxy phụ thuộc vào dòng sản phẩm và mục đích sử dụng của sơn epoxy. Với sơn phủ epoxy có hai phương pháp thi công là lăn roller và phương pháp phun bằng áp suất khí. Với sơn epoxy tự san phẳng (sản phẩm mang tính tự cân bằng dòng) dùng phương pháp đổ tự phẳng.

2. Các bước trong quy trình thi công sơn epoxy bằng phương pháp lăn và phun áp suất khí.

Cơ bản mà nói các bước khi tiến hành thi công sơn epoxy của hai phương pháp này không có sự khác biệt, sự khác nhau chỉ là công cụ dùng để thi công sơn, với phương pháp phun ta dùng máy phu sơn cùng máy nén áp suất khí, với phương pháp lăn là dùng roller (con lăn) trải đều sơn lên bề mặt sàn bê tông.
Các bước khi thi công sơn sàn epoxy bằng phương pháp phun và lăn bao gồm 5 bước với 3 lớp sơn: 1 lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ như sau:
-         Mài sàn, tạo nhám và loại bỏ dị vật.
-         Xử lý bề mặt loại bỏ khuyết tật.
-         Lớp sơn lót epoxy.
-         Lớp sơn phủ epoxy thứ nhất.
-         Lớp sơn phủ epoxy thứ hai.
Phương pháp phun có ưu điểm tính thẩm mỹ cao hơn, lớp sơn thẩm thấu sâu xuống sàn bê tông, độ liên kết với bê tông tốt hơn.
Thi công sơn epoxy phương pháp phun

           3. Các công đoạn trong quy trình thi công sơn epoxy phương pháp đổ tự phẳng.

Thi công sơn epoxy tự san phẳng (sơn epoxy tự cân bằng dòng) bằng phương pháp đổ tự phẳng với công cụ hỗ trợ là cào và bàn gạt. Vậy như thế nào là tự cân bằng dòng? Bạn hãy tưởng tượng như nước khi đổ ra sàn sẽ tự chảy đều đến khi bằng nhau tại các vị trí nên với sản phẩm epoxy tự san phẳng bạn sẽ có một bề mặt bằng phẳng gần như tuyệt đối. Khi thi công tự san phẳng việc đổ và cào sơn chỉ là hỗ trợ cho lớp sơn nhanh chóng cân bằng đều nhau, còn lại lớp sơn sẽ tự trải phẳng và đạt độ bóng và đều tuyệt đối.
Các bước khi thi công sơn epoxy tự cân bằng sẽ bao gồm các công đoạn sau:
-         Mài sàn tạo nhám và loại bỏ dị vật.
-         Xử lý bề mặt loại bỏ khuyết tật.
-         Lớp sơn lót epoxy.
-         Đổ tự san phẳng với định lượng theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Thi Công Sơn Epoxy Chống Thấm

Thi Công Sơn Epoxy Chống Thấm
Thi Công Sơn Epoxy Chống Thấm

Hiện nay Nhu cầu chống thấm dành cho mái , sàn hay bể bơi ngày một tăng thêm cùng với sự phát triển của các ngành xây dựng.

Bạn có thể chống thấm ngay Sau khi đổ bê tông. Chúng tôi có gợi ý cho bạn 2 phương án hiệu quả , đơn giản dễ thi công và tiết kiệm nhất như sau :

Việc thi công một bể bơi khá dễ dàng , nhưng phần khó nhất Ấy là chống thấm cho bể bơi.

Ban Đầu là đổ bê tông rồi tới phần thi công sơn epoxy chống thấm 


1. CHỐNG THẤM BẰNG TẤM TRẢI CHỐNG THẤM nhựa đường BITUM MEMBRANE. 


Bước 1 : Sử dụng 01 lớp lót Asphalt primer quét lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ từ trước đó.
Thi công sơn epoxy chống thấm
Thi công sơn epoxy chống thấm

- Bước 2 : Dùng tấm trải BITUM MEMBRANE lót lên bề mặt bê tông đã thi công lớp lót , ( bằng đèn khò khí ga ). Dùng đèn khò khí ga để làm nung chảy hắc ín phía dưới tấm BITUM MEMBRANE rồi dán lên lớp lót ( tạo kết dính hoàn toàn lên lớp lót Primer gốc nhựa đường đã thi công trước ) sau thời gian ấy dùng bay miết mạnh phía trên tạo độ nhãn bề mặt và loại bỏ các túi rỗng khí bên dưới.

- Bước 3 : Sau khi thi công xong hết toàn bộ bề mặt , ta tiến hành ngâm nước để kiểm tra.

- Bước 4 : Thi công lớp vữa xi măng M75 dày 2-3cm giúp gác canh lớp trải chống thấm và gắng gổ tạo độ dốc hướng về phía máng thu nước.

- Bước 5 : Thi công lớp gạch chống nóng ( nếu khách hàng đề nghị ).Hoặc thi công sơn epoxy chống thấm ( đối với bể bơi ).

2. Thi Công Sơn Epoxy Chống Thấm Cho Mái , sân thượng , Bể Bơi. 


Bước 1 : Xả nhám , chà sạch các khu vực , chà tất diện tích thành bể , lòng bể.

Bước 2 : Bả 2 lớp Chống thấm ( keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy ) mỗi lớp cách nhau 6h.

Bước 4 : Sơn lót : sau 24h lớp bả khô , tiến hành sơn lót , sơn lót thường dùng loại sơn không dung môi , hoặc có dung môi ( không sử dụng sơn gốc nước ). Sơn lót thường chọn loại không màu.

Bước 5 : Sơn phủ 2 lớp. Màu sắc thông thường do chủ đầu tư lựa chọn , với sơn bể bơi thường chọn màu xanh da trời.

Lời Kết : 


Tùy theo mục tiêu sử dụng , bạn có khả năng chống thấm riêng hoặc chống thấm kết hợp khi thi công sơn epoxy. Với các công trình xác định rõ sau này muốn thi công sơn epoxy chống thấm thì bạn không nhất định phải chống thấm riêng. Với các công trình không để ý có nhu cầu thi công sơn epoxy chống thấm ( ví dụ như mái , sân thượng.. ) thì bạn thi công lớp chống thấm riêng với TẤM TRẢI CHỐNG THẤM nhựa đường BITUM MEMBRANE.
Thi công sơn epoxy chống thấm cho bể bơi
Thi công sơn epoxy chống thấm cho bể bơi

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Thi Công Sơn Epoxy Chống Thấm Mái Nhà Xưởng Sản Xuất

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa trong sản xuất và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, môi trường lao động, yêu nhà xưởng sản xuất luôn phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế như: tiêu chuẩn iso, tiêu chuẩn Châu Âu.... Thì sơn epoxy đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Việc sử dụng sản phẩm sơn epoxy và thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng sản xuất đem lại nhiều lợi ích to lớn đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Thi công sơn epoxy đem lại nhiều lợi ích cho doang nghiệp

Những lợi ích của việc thi công sơn epoxy cho nhà xưởng sản xuất:


  • Bảo vệ sàn bê tông sàn nhà xưởng sản xuất: Tạo một lớp epoxy cứng, chắc bảo vệ sàn nhà xưởng trước các tác động cơ học, hóa chất, thời tiết.
  • Độ bền cao, cho khả năng chống chịu lực tốt, kháng mài mòn cao.
  • Sơn epoxy sau thi công cho bề mặt liền mạch, không thấm nước, chống thấm dầu có khả năng chống chịu môi trường hóa chất ăn mòn.
  • Tính thẩm mỹ cao: Cho bề mặt bằng phẳng, sang trọng và sáng bóng => giảm chi phí chiếu sáng trong sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Màu sắc đa dạng cho phép chọn màu theo yêu cầu của khách hàng.
  • Một số dòng sản phẩm sơn epoxy với các tính năng đặc biệt: Kháng khuẩn, chống thấm, chống tĩnh điện được thiết kế chuyên sâu cho các nhà máy điện tử, thực phẩm, phòng sạch....
  • Sơn epoxy cho khả năng kháng bụi bẩn, dễ lau chùi, phương pháp thi công đơn giản, thời gian thi công  sơn epoxy ngắn rất phù hợp với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. 

Thi công sơn epoxy chống thấm mái nhà xưởng sản xuất:

Mái nhà xưởng sản xuất sau một thời gian sử dụng dưới tác động của các điều kiện thời tiết lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng hỏng hóc, nứt gãy, rạn chân chim, thấm dột... ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, hỏng hóc máy móc, hư hại nhà xưởng sản xuất, việc khắc phục triệt để sẽ khó khăn bởi các yếu tố thời tiết và yêu cầu tiến độ sản xuất của nhà máy.
Để giải quyết triệt để và tận gốc vấn đề này phương pháp tốt nhất là thi công sơn epoxy chống thấm (chống thấm Polyurethane) cho mái nhà xưởng sản xuất.

Mái nhà xưởng thi công sơn epoxy chống thấm

Khái quát sơn epoxy chống thấm mái (Polyurethane):

- Khái niệm: Polyurethane là chất chống thấm tạo màng liên tục với thành phần chính là Polyurethane Resin hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng cho độ bền cao, bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt, tính thẩm mỹ cao, che lấp khuyết tật, độ bền và độ đàn hồi cao, cho khẳ năng chống thấm, chống sốc nhiệt, chống tia UV....
- Mục đích sử dụng: Với các đặc tính nổi trội và là dòng sản phẩm epoxy được thiết kế chuyên sâu cho yêu cầu chống thấm việc thi công sơn epoxy chống thấm bằng Polyurethane được sử dụng cho tất cả các công trình và mặt bằng yêu cầu chống thấm.

Quy trình thi công sơn epoxy chống thấm (Polyurethane): 

  • Mài bề mặt sàn cần chống thấm: Dùng máy mài sàn công nghiệp mài toàn bộ bề mặt sàn bê tông mái cần thi công chống thấm nhằm tạo nhám cho sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp chống thấm phía trên và loại bỏ các dị vật trên bề mặt.
  • Xử lý bề mặt trước khi thi công sơn epoxy chống thấm: Tại các vị trí bị nứt, rạn chân chim cần tiến hành mài mở rộng vết nứt để chất chống thấm điền đầy các vị trí này, với các vị trí nứt có hiện tượng đọng nước hoặc hơi ẩm bên trong cần tiến hành khò khô toàn bộ rồi tiến hành xử lý mài mở rộng.

Xử lý khuyết tật trước khi thi công sơn epoxy chống thấm
  • Thi công lớp sơn lót chóng thấm: Sơn lót chống thấm giúp tăng cứng bề mặt, tạo một lớp trung gian liên kết giữa sàn mái chống thấm và lớp chống thấm Polyurethane phía trên.
  • Thi công sơn epoxy chống thấm (Polyurethane): Khuấy đều hai thành phần A và B của sơn epoxy chống thấm bằng máy khuấy trộn, đổ ra sàn và dùng bàn cán, cán đều chống thấm ra sàn với định mức: 2,6kg/m2/2mm rồi dùng lô gai lăn phá bọt khí còn sót trên màng sơn chống thấm , lưu ý phải trộn thật đều hai thành phần A và B của sơn epoxy chống thấm, tại những vị trí rạn, nứt và các chi tiết trên mái chống thấm cần kiểm tra kỹ để chất chống thấm điền đầy những vị trí này.
Thi công lớp sơn epoxy chống thấm cho mái 
      • Thi công một lớp Top coat phủ bảo vệ bề mặt, chống mài mòn, bay màu, chống tia UV.
      Sau thời gian 24h lớp chống thấm sẽ đóng rắn hoàn toàn tiến hành kiểm tra bơm nước test thử và nghiệm thu công trình.


      Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

      Sơn Epoxy Là Gì? Khái Niệm Sơn Epoxy

           1. Khái niệm sơn epoxy:

      Sơn epoxy là loại sơn cao cấp bao gồm 2 thành phần: Phần sơn và phần đóng rắn (gọi tắt là phần A và phần B), khi sử dụng chỉ việc trộn 2 thành phần này lại với nhau theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất đã quy định.

      hình ảnh sơn epoxy

           2.  Phân loại sơn epoxy:

      Sơn epoxy trên thị trường hiện nay bao gồm 3 loại chính:
      -         Hệ sơn epoxy gốc dầu.
      -         Hệ sơn epoxy gốc nước.
      -         Hệ sơn epoxy không dung môi.
      Hệ sơn epoxy gốc nước có ưu điểm thân thiện với môi trường, không độc hại, không bắt cháy và cho phép thi công trên nền bê tông ẩm.

              3. Ưu điểm của sơn epoxy:

      -         Bảo vệ bề mặt sàn bê tông, cho khả năng kháng trầy xước, mài mòn, chịu lực cao.
      -         Tính thẩm mỹ cao, cho bề mặt bằng phẳng sáng bóng.
      -         Không bám bụi, dầu mỡ, chống nấm mốc, một số loại sơn epoxy còn có tính năng khángkhuẩn cho phòng sạch.
      -         Cho độ bám dính cao, màu sắc đa dạng có thể chọn màu theo sở thích.
      -         Điều kiện thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn, tính ổn định cao, ít sửa chữa.

      Nhà xưởng sau thi công sơn epoxy

           4. Mục đích sử dụng sơn epoxy:

      Ngày nay sơn epoxy được sử dụng trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực bởi những lợi ích vượt trội của dòng sản phẩm này đem lại.
      -         Nền nhà xưởng công nghiệp, nhà máy cơ khí, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ôtô.
      -         Nền nhà máy dược phẩm, hóa chất, sản xuất thực phẩm, bệnh viện.
      -         Nhà máy sản suất đồ uống các loại, nhà hàng ăn, quán cafe.
      -         Nhà máy sản xuất, lắp ráp, thiết bị điện tử.
      -         Siêu thị, showroom, phòng trưng bày, bệnh viện, tầng hầm, nhà để xe, gara....
      -         Nhà thi đấu, sân thể thao, mái, bể chứa các loại....

      Thi công sơn epoxy bằng phương pháp phun

           5.  Phương pháp thi công sơn epoxy:



      Sơn epoxy cơ bản được chia thành hai dòng sản phẩm chính là sơn phủ epoxy và sơn epoxy tự san phẳng (tự cân bằng dòng) với hai dòng sản phẩm này sẽ có các phương pháp thi công khác nhau. Với sơn phủ epoxy có thể dùng phương pháp phun hoặc lăn ruller với sơn epoxy tự san phẳng dùng phương pháp đổ tự phẳng.


      Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

      Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Cho Phòng Sạch

      Ngày nay việc sử dụng dòng sản phẩm sơn epoxy và thi công sơn epoxy cho nhà xưởng không còn là khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp sản xuất, đó là xu hướng tất yếu của việc hội nhập, phát triển và vươn mình ra tầm vóc thế giới trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng các tiêu chuẩn iso, tiêu chuẩn Châu Âu, tiêu chẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, môi trường lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm...
      Đối với nền nhà xưởng sản xuất việc thi công sơn epoxy đem lại những giá trị và lợi ích to lớn đối với doanh nghiêp mà các dòng sản phẩm khác không đáp ứng được: Bảo vệ sàn nhà xưởng sản xuất, cho khả năng chịu lực, kháng mài mòn cao, không bám bụi bẩn, dễ lau chùi, tính thẩm mỹ cao....Đặc biệt đối với những môi trường có những yêu cầu đặc biệt như phòng sạch với những tiêu chuẩn đặc biệt khắt khe về chủng loại và tính năng của sơn.

      Thi công sơn epoxy cho phòng sạch

      1. Thi công sơn epoxy cho phòng sạch dùng loại sơn gì?

      Sơn epoxy tự san phẳng (tự cân bằng dòng) là sản phẩm sơn epoxy cao cấp mang đầy đủ những ưu điểm của dòng sản phẩm epoxy còn là loại sơn nền tiêu chuẩn để thi công cho phòng sạch. Sơn epoxy tự san phẳng mang tính tự cân bằng dòng cao, khả năng chịu lực tốt, cho bề mặt sang trọng bằng phẳng tuyệt đối, đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng cho khả năng kháng khuẩn, kháng bụi bẩn, chống nấm mốc là sản phẩm sơn chuyên dụng cho phòng sạch.

      2. Qui trình thi công sơn epoxy tự san phẳng.

      Bước 1: Vệ sinh toàn bộ sàn nhà xưởng cần thi công sơn epoxy.
      Dùng máy mài sàn công nghiệp được gắn cùng máy hút bụi mài toàn bộ bề măt sàn nhằm loại bỏ những tạp chất, vết bẩn, dị vật trên bề mặt nền nhà xưởng đồng thời tạo nhám cho sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp sơn epoxy phía trên.

      Mài tạo nhám cho sàn

      Bước 2: Xử lý bề mặt sàn.
      Dùng keo epoxy 2 thành phần chuyên dụng bả vá, trám trét, xử lý những vết nứt, lồi lõm và khuyết tật trên bề mặt sàn. Công đoạn này nhằm loại bỏ toàn bộ các khuyết tật trên bề mặt ảnh hưởng tới chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình.

      Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót (primer):

      Sơn lót epoxy giúp tăng cứng bề mặt, tạo liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn epoxy giúp sàn liên kết tốt với lớp sơn nền phía trên. Lưu ý trước khi thi công lớp lót cần hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn.

      Xử lý bề mặt trước khi thi công sơn epoxy

      Bước 4: Thi công sơn epoxy tự san phẳng dày 2-3mm.

      Dùng máy khuấy trộn đều 2 thành phần của sơn với nhau, đổ sơn ra sàn dùng bàn cán, cán đều sơn ra bề mặt sàn với định mức 2,6kg/m2/2mm. Dùng lô gai lăn phá bọt khí còn trên mặt sơn. Đây là công đoạn cuối cùng cũng là công đoạn quan trọng nhất quyết định gần như toàn bộ chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình nên yêu cầu cần trộn thật kỹ 2 thành phần sơn epoxy tự san phẳng với nhau và lăn lô gai phá bọt thật kỹ, tỉ mỉ tránh để sót bọt khí trên bề mặt sơn.

      Thi công sơn epoxy tự san phẳng

      Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
      Sau thời gian 24h người và phương tiện nhẹ có thể di chuyển trên mặt sàn, tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình. Sơn khô và đóng rắn hoàn toàn sau 7 ngày.